Bộ mái dốc của 2 khối nhà được kết nối với nhau tạo ra hình thái mái gập độc đáo. Nhờ sự liên kết mái này mà 2 khối nhà không bị rời rạc, thay vào đó kết hợp bổ sung lẫn nhau, tạo thành 1 tổ hợp nhà ở thống nhất, có đặc, rỗng, có khoảng lùi kiến trúc đẹp mắt.
Mái kết nối các khối nhà
Kết nối hai mái nhà làm khoảng sân đệm đóng vai trò làm hiên có mái che. Bộ mái dốc kéo dài nối lại với nhau tạo ra hình dạng gấp khúc độc đáo, gợi nhớ hình ảnh mái chữ V (hay còn gọi là mái cánh bướm Butterfly roof) rất thông dụng ở Mỹ vào nửa sau thế kỷ 20. Đọc thêm bài viết những mẫu thiết kế nhà đẹp của Công ty Nam Cường
Nếu áp dụng hình thức mái này ở Việt Nam, bạn cần chú ý đến hệ thống nước đọng, thoát nước ở mối nối của mái. Tránh tích nước gây áp lực lên kết cấu, làm hỏng ngôi nhà.
Khoảng đệm có mái che giữa 2 khối nhà
Với bộ mái dốc gấp khúc, vào ngày nắng đẹp, ngôi nhà sẽ có những mảng bóng đổ đẹp mắt nhờ những lát cắt không gian trong tạo hình kiến trúc.
Khoảng sân hiên nối 2 khối nhà có mái che trở thành không gian đệm, không gian nghỉ và ăn uống ngoài trời. Đồng thời nó cũng có thể là không gian sân chơi an toàn cho con trẻ.
Cửa trượt âm tường
Cửa trượt là thiết kế cửa hiện đại biến tấu từ mẫu cửa xếp, cửa trượt giấy truyền thống Nhật Bản. Ngôi nhà này ứng dụng mẫu cửa trượt âm tường bằng gỗ đẹp mắt, tiện lợi, không chỉ tiết kiệm diện tích mà còn rất tinh tế. Xem thêm: mẫu thiết kế nội thất sang trọng
Nội thất không gian đậm chất Thiền Nhật Bản
Cũng như mọi ngôi nhà truyền thống Nhật Bản khác, ngôi nhà này dù được biến tấu kiểu cách hiện đại nhưng vẫn giữ nhưng đặc điểm chung của nhà Nhật. Tiền sảnh lối vào được thiết kế một khoảng rộng để giày. Cốt sàn nhà có sự chênh lệch nhấn mạnh và chức năng khác nhau của không gian. Không gian Nhật không dùng nhiều vách ngăn, thay vào đó họ sử dụng sự biến tấu nội thất, sự chênh lệch độ cao trần hay sàn để ngăn cách không gian sử dụng ước lệ.